Địa chỉ: KP3, P. Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai
Email: hocakoiuonggia1@gmail.com
GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI YÊU KOI
Khí hậu ở Tp.HCM
Tháng |
T1 |
T2 |
T3 |
T4 |
T5 |
T6 |
T7 |
T8 |
T9 |
T10 |
T11 |
T12 |
Nhiệt độ cao nhất (c) |
32 |
33 |
34 |
35 |
33 |
32 |
31 |
32 |
31 |
31 |
31 |
31 |
Nhiệt độ thấp nhất |
21 |
22 |
24 |
25 |
25 |
24 |
24 |
24 |
24 |
24 |
23 |
22 |
Lượng mưa (mm) |
6 |
13 |
12 |
65 |
196 |
285 |
242 |
277 |
292 |
259 |
122 |
37 |
Số ngày mưa |
2 |
1 |
2 |
5 |
18 |
22 |
23 |
22 |
23 |
21 |
12 |
7 |
- Trong năm, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31-35 độ C
- Nhiệt độ thấp nhất không quá 20 độ C
- Chia rõ mùa khô và mùa mưa. Tháng 12 đến tháng 4 là mùa khô, tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa (đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 10 số ngày mưa nhiều hơn 20 ngày).
Chênh lệch nhiệt độ nước là nguyên nhân ngây bệnh nhiều nhất:
Nuôi Koi ở TP.HCM nên chú ý từ tháng 5 đến tháng 11, đặc biệt đối với nuôi ao ngoài trời. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất khoảng 7-8 độ C, chênh lệch nhiệt độ trước mưa và sau mưa có thể lớn hơn. Tháng 6-7 mưa rơi trong thời gian dài kèm gió mạnh (mưa dầm). Đây là nguyên nhân làm chênh lệch nhiệt độ nước khiến cá bị nhiều bệnh nhất.
Cá là động vật biến nhiệt, không thể duy trì nhiệt độ giống như cơ thể con người. Nhiệt độ cơ thể cá gần bằng nhiệt độ nước vì vậy khi nhiệt độ nước liên tục lên xuống thì nhiệt độ cơ thể cá cũng thay đổi và làm cá bị căng thẳng, nguyên nhân làm cá bệnh. Cá hấp thụ oxi trong nước bằng mang cá để sống nhưng khi mưa tạnh đi, trời nắng lên thì nhiệt độ trong hồ tăng, lượng oxi giảm dẫn đến tình trạng thiếu khí gây nguy hiểm cho cá.
Mưa axit thường rơi giữa mùa khô (Tháng 2), đầu mùa mưa (Tháng 5). Có 30-50% lượng mưa là mưa axit có độ PH dưới 5.6. Mưa axit là nguyên nhân làm giảm đột ngột độ PH ao ngoài trởi và việc này làm cá bị căng thẳng, gây bệnh cho cá. Mưa axit có thể làm chết rêu xanh (những sinh vật phù du) làm nồng độ oxi giảm nhanh gây chết cá.
Để quản lý việc chăm sóc Koi trong mùa mưa chúng ta nên đo lường nhiệt độ nước định kỳ (nếu độ PH tăng trên 7.5 chúng ta có thể thêm vật liệu như san hô hay vỏ hàu vào Baki; nếu độ PH giảm thì tăng men vi sinh cho vào lọc).
Cá Koi yếu do căng thẳng:
Nguyên nhân chính gây ra căng thẳng (stresser):
+ Ảnh hưởng từ thức ăn.
+ Chất lượng nước biến đổi xấu.
+ Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột.
+ Vết xước.
+ Cá mang sẵn mầm bệnh.
+ Cá bị đe dọa.
+ Cá nuôi đông đúc.
Về nguyên nhân gây căng thẳng:
Tình trạng căng thẳng được ví như quả bóng cao su méo méo khi chịu sức ép từ bên ngoài. Căng thẳng trong trường hợp của cá chính là
+ Tình trạng dinh dưỡng.
+ Chất lượng nước (chất lượng nước biến đổi sấu là do nồng độ ammoniac và axit nitric tăng hay nồng độ oxi hòa tan giảm mà tùy loại cá sẽ làm cho môi trường sống của chúng bị đe dọa; chất lượng nước thay đổi là tình trạng tăng, giảm đột ngột nồng độ oxi hòa tan trong môi trường làm cá không kịp ứng biến).